Khủng hoảng dòng tiền 2010 (tháng 9-12-2010)

1.  Thông tin cấu trúc các tập đoàn của chính phủ

-      Theo nghị định 09 của chính phủ - chỉ thị 1568 của thủ tướng:
·       Các tập đoàn phải hoàn thành và các bộ ngành phải báo cáo việc đầu tư ngoài ngành hạn chót đến 31/12/2010
·       Theo nội dung này các tập đoàn nhà nước, tổng công ty phải thoái vốn rất lớn trong việc cơ cấu lại đầu tư
·       Lượng cổ phiếu thoái vốn có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng trong 2010.
-      Không còn làn sóng đầu tư vốn của tập đoàn, tổng công ty NN ngoài ngành nguồn cầu giờ đây lại càng hạn hẹp.
-      Cơ cấu Vinasin tập đoàn dầu khí và Vinaline phải tập trung vốn và nhân lực, 2 tập đoàn này cũng phải thoái vốn khá nhiều.
-      Với yêu cầu trên việc đầu tư ngoài ngành coi như không còn cửa.
Nhìn chung lần chấn chỉnh này của chính phủ nhằm đưa tiêu chuẩn cao hơn, ít rủi ro và tập trung hơn, tái cấu trúc các DNNN không thể không làm vì đó là nòng cốt để tái cấu trúc nền kinh tế
2.  Các ngân hàng quốc doanh sẽ phải thoái vốn rất nhiều bởi quy định mới của ngân hàng NN
Một trong những nguyên nhân đó là hệ số (K) an toàn vốn tăng từ 8 lên 9%
Theo đó các ngân hàng lớn sẽ phải thoái vốn đang nắm giữ ở các ngân hàng nhỏ hơn hoặc đồng mức nhằm đưa tỷ lệ trong an toàn. VCB là một ví dụ sẽ bán nhiều cp ở nhiều ngân hàng như Gia Định, EIB…
Nguồn cung này sẽ một phần hấp thụ vốn từ khả dụng của giới CK một trong những áp lực lớn về dòng vốn.
3.  Chỉ tiêu vốn ngân hàng tổi tiếu 3000 tỷ đồng VĐL
Tính theo mệnh giá toàn ngành ngân hàng hút lượng vốn tổng cộng 31.000 tỷ đồng của toàn dòng vốn khả dụng của nhà đầu tư. Nguồn này là rất lớn trong bối cảnh hiện nay.
Trong hai tuần vừa qua có hàng loạt ngân hàng được cấp phép tăng vốn, sẽ gây áp lực lớn về sức cầu trên TT nếu không có dòng vốn bù đắp.
Các ngân hàng trên 3000 tỷ tăng vốn thêm trong 2010 vào khoản 20.000 tỷ đồng tính theo mệnh giá nếu tính theo giá trị thì vào khoản 33.000 tỷ đồng.
Như vậy dòng vốn mới tăng thêm tính theo mệnh giá cũng đã hút của thị trường hết hơn 50.000 tỷ đồng.
4.  Huy động vốn của toàn doanh nghiệp cổ phần trên khắp cả nước ước đạt 16 tỷ cổ phiếu.
Do dự tăng trưởng của thị trường mạnh mẽ trong 2009
Do thừa cơ hội tăng vốn các doanh nghiệp đồng loạt tăng vốn khủng với con số 16 tỷ CP.
Nếu chỉ tính mệnh giá thì số tiền cũng lên đến 160.000 tỷ đồng. nếu tính thị giá cũng phải trên 240.000 tỷ đồng, một con số chưa từng có.
5.  Phân tích dòng tiền và tổng phương tiện thanh toán
Tính đến hết tháng 7 tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán chỉ đạt khoản 6%
Tương trưởng tín dụng nữa năm đạt 10% tuy nhiên tăng VND chỉ ở mức 4.5% một con số khả thấp.
Nếu tính giá trị tuyệt đối 8 tháng đầu năm 2010 tổng lượng tiền tăng toàn quốc chỉ đạt 150.000 tỷ đồng, còn quá thấp so với tỷ lệ các năm trước đây.
2009 lượng cp tăng thêm thấp, tổng phương tiện thanh toán tăng đến 500.000 tỷ đồng (38%). Trong khi 2010 lượng cp lưu thông thêm 16-17 tỷ cổ phiếu. điều này lý giải vì sao dòng vốn ngày càng thấp đi
Một trong những biểu hiện của TT đó lạ tập trung vào CP nhỏ, lượng lưu hành ít. Bởi dòng tiền không đáp ứng được lượng cp quá lớn.
Từ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán cho thấy thị trường khó, rất khó tăng mạnh, chỉ ngoại trừ những doanh nghiệp đột biến dòng vốn kém của TT dồn vào, mới là mục tiêu đầu tư cuối năm.
6.  Dòng vốn từ vay bất động sản sẽ gặp khó.
Với hệ số rủi ro cho vay bất động sản 250% là một trong những cản trở của dòng vốn này. Trước mắt dòng vốn này không phải cho vay ào ạt nữa. một trong những mục tiêu của NHNN là đưa vào sản xuất kinh doanh nhiều hơn.
Nghị đinh 69, 71 đều hạn chế nhiều dòng vốn trong bất động sản, mặt nào đó có lợi cho TTCK nhưng tín dụng lại gặp khó.
Trên TTCK dòng vốn từ cầm cố bất động sản từ bên ngoài không phải nhỏ, dù không phải là chính, nhưng dòng vốn này không tăng thêm thì TT cũng hạn hẹp bởi dòng vốn làm yếu đi sức cầu.
7.  13 từ ngân hàng NN sẽ không thay đổi về cơ bản
-      Hệ số an toàn từ 8 lên 9 là một trong nhưng cam kết quan trọng quản trị rủi ro theo cam kết WTO dù không trực tiếp nhưng buộc NHNN phải điều chỉnh tăng, bởi trong 1-2 năm tới phải tiếp tục tăng thêm điều kiện trong cảm kết WTO của ngành tài chính sau 5 năm gia nhập. nói chung điều kiện này khó thay đổi xét về dài hạn 1-2 năm.
-      Hệ số từ cho vay CK vẫn 250%: đây là một trong những đánh đồng chưa rõ rang, rõ rang cho vay ứng tiền, hay cầm cố trái phiếu rất an toàn, hệ số gần bằng 0, chính vì vậy đánh đồng là không chính xác.
-      Sự giới hạn dòng vốn vào TTCK trong tương lại gần ngày càng áp lực.
8.  Ủy ban CK chưa lường trước hết và chưa thay đổi, thích ứng với hoàn cảnh mới.
-      Không lường trước lượng cung khổng lồ 2010 của CP
-      Không đưa ra được giải pháp đi kèm với dòng vốn cần thiết
-      Thị trường biến đổi không ngừng, lớn mạnh không ngừng trong khi UBCK ít thay đổi.
-      Tỷ lệ ký quỹ vẫn chưa ban hành, sản phẩm mới cho TTCK chưa đưa chấp nhận hoặc triển khai..
9.  Dòng vốn FII đứng lại
NAV của hầu hết các quỹ đang hoạt động tại VN cao hơn rất nhiều thị giá giao dịch của chứng chỉ quỹ. Làm sao huy động vốn với tình thế này. Gây kho cho lực cầu mới.
Do khủng hoảng tiếp tục kéo dài, chưa thoát hẳn, quỹ mới vào VN hết sức khó khăn.
Đây cũng là một dòng vốn lớn, tuy nhiên hiện nay dòng vốn này chưa có dấu hiệu. Nhà nước cần phải tăng cường PR. Rõ rang sẽ có lúc đi tận dụng thì quá trễ. Rất dễ TT rơi mạnh.
10.             Quỹ mới trong nước gần như không thành lập mới được trong suốt nhiêu năm.
Ở phương tây các quỹ đóng vai trò lớn, còn VN khó thành lập quỹ mới, sẽ thấp bại nếu huy động vốn, nhìn vào các quỹ hiện nay không cho thấy mức độ hiệu quả.
Đây cũng là một trong nhưng nguyên nhân là hạn hẹp dòng vốn, rồi áp lực đi xuống của TT gia tăng làm tăng mệt mỏi nhà đầu tư.

11.             Nhà đâu cơ bị xử lý TK ngày một tăng
-      Tình trạng phổ biến nhất là anh có 3 đồng được mua 10 đồng, hoặc 4 đồng được mua 10 đồng, thậm chí 5 đồng mua 5 đồng cũng rơi vào tình trạng giải chấp. quan trọng hơn sau khi bị thu hồi vốn những nhà đầu tư này mua lại số lượng cổ phiếu ít hơn trước đó nhiều lần (thường là ¼ số lượng trước, hoặc 1/3). Lượng cp sau giải chấp ai hấp thụ.
-      Nếu TT càng đi xuống dòng vốn càng ít đi của giới đầu cơ.
12.             Nghèo nàn nhà đầu tư mới.
So với 2009 năm nay lượng nhà đầu tư mới tăng không nhiều, sau khủng hoảng dòng vốn mới sẽ có chừng mực và khó tăng nhanh, GDP/người từ 1000 USD tăng lên chưa nhiều phải chờ đợi GDP/người đạt 1500 đến 2000 USD mới có làn sóng nhà đầu tư mới.
Nhìn chung phải nhìn nhận 2010 này lượng nhà đầu tư mới không nhiều.
Những chiến lược mang tính đột phá 2010

1.  Những phiên tăng điểm tiếp theo ở đầu tháng 9 nên tận dụng cơ hội chốt lời (470-490: phải chốt lợi triệt để, không mua vào ở giao đoạn VN này)
2.  Chiến lược mua phải cân xứng tránh rủi ro có thể diễn ra sự sụt giảm mạnh do nguồn vốn quá thiếu. vì vậy nên thực hiện chiến lược mua hoàn hảo. tham vọng ít:
-      30% tài khoản mua ở mức giảm ban đầu, nếu TT tăng lên chấp nhận lãi chỉ nhiêu đây
-      Mua thêm 30% với mức giảm tăng thêm 15-20% ở mã CP mục tiêu, nếu TT tăng lên ở mức này nên chốt lại 30% và chừa lại 30%
-      Mua tiếp 40% nếu CP mục tiêu giảm thêm một tầng mới. trong quá trình giảm giá sẽ có những bulltrap, phải tận dụng triệt để và bán cp có sẵn và giữ cp mới.
-      Mục tiêu là tìm thấy đáy với lượng CP lớn và chấp nhận lỗ tới đáy khoản 10-20%
-      Cuối cùng mới tính đến khả năng dung margin, nên dung margin trở lại khi TT hình thành sóng tăng và thông tin rõ ràng.
3.  Lựa chọn CP mục tiêu
-      Giảm giá mạnh nhất
-      Thành tích tăng giá tốt trong quá khứ, liên tục nhiều sóng.
-      Chỉ tiêu cơ bản càng cao càng tốt
-      Chọn CP vừa phải, lượng lưu hành hàng trung bình
-      Cuối cùng là ngành nào trong 2010 có khả năng mang về lợi nhuận, hay cụ thể từng công ty một.
Bài phân tích này không phân tích thông tin tích cực, mà chú ý hầu hết thông tin tiêu cực.

(theo LangaCopr)

0 comments:

Post a Comment