Chứng khoán: Giấc mơ và ác mộng

Đúng là thế giới đã thu nhỏ lại thành một cái làng. Nhấp chuột là tin tức hay vèo đến quê ta, với vận tốc ánh sáng. Tiền cũng bay vèo vèo ở thị trường chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, thể hiện qua bảng điện tử màu xanh (tăng giá), đỏ (giảm) và vàng (đứng giá). Những nhà đầu tư lớn nhỏ nườm nượp kéo vào các sàn giao dịch chứng khoán ở TP. Hồ Chí Minh. Ai cũng ôm những giấc mơ. Họ “đốt đuốc giữa ban ngày” để tìm câu trả lời cho ba câu hỏi cơ bản của thị trường chứng khoán:
Mua cổ phiếu nào đây?
Khi nào mua?
Khi nào bán?Mọi Công ty cổ phần, tuân thủ và có đủ điều kiện theo Luật chứng khoán (có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 ở nước ta), đều có thể lên “sàn” giao dịch. Thường họ phải qua Công ty tư vấn chuyên nghiệp, để minh bạch hóa tình hình tài chính đã kiểm toán đúng luật, có bản cáo bạch cung cấp cho nhà đầu tư và thành công trong đợt bán cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng (IPO – Initial phublic offerings). Thí dụ, vốn điều lệ của Công ty A là 100 tỉ đồng, nếu quy ra 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng thì khi khéo léo lên sàn, có thể bán với giá gấp 20 lần là 200.000đồng/một cổ phiếu. Tiền lời được chia từ Công ty phát hành cổ phiếu là cổ tức. Nhưng các tay kế toán cừ khôi đều có thể phù phép nâng cổ tức lên cao cho hấp dẫn. Mức cổ tức hiện nay thường ở khoảng 10 – 12%/năm, cao hơn lãi xuất tiết kiệm của Ngân hàng một chút.

Nếu anh Hai có vai vế trong Công ty quốc doanh và khi cổ phần hóa với hình thức cổ phần khép kín, nhờ định giá tài sản Công ty là con thỏ thay vì con voi là trọng lượng thực, và được chia cổ phiếu ưu đãi thì chỉ một thời gian sau, nếu ăn nên làm ra và có thời, rồi con thỏ trở lại thành con voi khổng lồ, cổ phiếu một tỉ có thể trở thành cổ phiếu trị giá 500 tỉ. Nhưng loại tài sản này thường có những ràng buộc gắt gao về mặt quản lý, mặt dư nợ, các khoản vay, lợi nhuận riêng, lợi nhuận chung và trách nhiệm.

IPO còn có một phương thức khác là đưa cổ phiếu ra thị trường thứ cấp bằng hình thức đấu giá (như Vinamilk đã làm ở Hội trường Thống Nhất ngày 17/02/2005 với giá khởi điểm 220.000đ và đạt giá trúng thầu bình quân 313.000đ/cổ phiếu).

Nhà đầu tư nước ngoài cũng được tham gia trong tỷ lệ sở hữu được Nhà nước quy định (gọi là room), thường tối đa 49% và hiện nay đang ở khoảng 30% trên thực tế.

Theo quy định hiện hành, giá cổ phiếu ở thị trường chứng khoán được tăng tối đa +5% trong mỗi kỳ giao dịch, được gọi là giá trần. Nếu giảm tối đa -5% thì gọi là giá sàn. Và giá tham chiếu là giá kết thúc phiên giao dịch hôm trước, để làm giá mở cứa cho phiên giao dịch hôm sau. Khung dao động giữa giá trần và giá sàn gọi là biên độ. Hiện thời biên độ ở thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh là +/- 5% ở Hà Nội là +/- 10% so với giá tham chiếu. Giá mau/bán cổ phiếu trong một phiên giao dịch nào đó thường không được ra ngoài biên độ đã quy định trừ một vài trường hợp ngoại lệ.

Chúng ta thường nghe VN – Index (sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh) và Eastc-indel (sàn Hà Nội). Đó là chỉ số thể hiện sự chênh lệch về giá của tổng số các cổ phiếu tăng giá với tổng số cổ phiếu giảm giá trên toàn sàn. Hiện nay chẳng hạn, nếu trong số 107 đơn vị lên sàn TP. Hồ Chí Minh có đa số là 65 loại cổ phiếu chẳng hạn, được mua bán với giá cao hơn hôm trước, thì kết thúc phiên giao dịch, chi số đã tăng lên.

Các biểu đồ (chart) là hàn thứ biểu mà dân “chơi’ chứng khoán nhìn vào có thể nóng sốt hay lạnh toát mình mẩy, có thể mừng vui hay lo lắng. Chính đó là nơi gặp gỡ với cả giá thật hoặc giá “còn ảo” trên thị trường tiền tệ thông qua sàn chứng khoán.

Tỉ lệ đầu tư trên lãi suất (P/E – Price lo Earning ratio) trong khu vực Đông Nam Á thường chỉ ở khoảng 8 – 15, nhưng ở nước ta hiện nay, đã lên tới mức bình quân là 43, đơn lẻ có trường hợp lên tới 328 (cố phiếu PVD), do chứng khoán Việt Nam rơi vào tình trạng quá nóng và vượt giá trị thật, bởi cầu đang lớn hơn cung. Việc này đã tạo ra một ‘hàm ếch” mà thị trường sẽ tự điều chinh bất cứ lúc nào. Và lúc ấy, kẻ thiệt thòi thường là nhà đầu tư cá nhân. Việc đánh giá P/E vừa là khoa học vừa là ma thuật, và nhiều người đã chơi chứng khoán theo cảm tính hoặc dựa một phần vào logic tùy hứng, thường đa dạng hóa danh mục đầu tư theo kiểu ‘không bỏ hết trứng vào một rổ’. Có thể nói: chứng khoán là tiền trồi sụt theo lâm lý người mua, ké bán. Khuynh hướng chứng khoán là “tiền’ cộng với tâm lý.

Cảnh bùng no cơn sốt săn lùng cổ phiếu. Họ hí hửng đặt cọc. Họ chơi chứng khoán như đánh bạc, và có lúc bỏ tiền cọc bỏ của chạy lấy người, khi bị ‘hố’ hay bị “tổ trác’. Số lượng tài khoản các nhà đầu tư chứng khoán, cũng là nhà đầu cơ theo nghĩa tương đối tốt, đã vượt quá 800.000. Hàng trăm “cò’ chứng khoán tung đủ thứ tin, làm như họ là tiên tri, là chủ tin tức nội gián, ca ngợi hoặc thêu dệt những kế hoạch kinh doanh mà đến vị Giám đốc của chính Công ty ấy cũng chưa hề biết đến.

Thiên hạ đổ xô đi học các khóa thị trường chứng khoán, tựa như phong trào nuôi chim cút hay ào ào gửi tiền cho nước hoa Thanh Hương ngày trước. Đã có gần 60 Công ty chứng khoán là thành viên của 2 sàn giao dịch. JP Morgan, Citgroup Globd Markets and Goldman Sachs đã nhảy vào. Không biết ông trùm khuynh đảo tài chính quốc tế George Soros sẽ ra đòn lúc nào đây

Hãy ngược dòng lịch sử sẽ rõ nguồn gốc thị trường chứng khoán: vào thế kỷ XI, ông Braudel ở Cairo (Ai Cập) đã tổ chức cho người Do Thái và người theo đạo Hồi mua bán vàng bạc đá quý bằng tín dụng, hùn hạp và có các phương thức thanh toán mới mẻ hơn ‘tiền trao, cháo múc’. Nước Pháp, ở thế kỷ XII đã tận dụng sự trợ giúp của nhà môi giới và ngân hàng để bán nông sản. Qua thế kỷ XIII, ông Van der Beurs quan sát cảnh giao hàng cồng kềnh, cực khổ, đã đề xuất hình thức ghi tín phiếu. Quảng trường ở khu chợ Bruegge (Bỉ) đã trở thành thị trường chứng khoán lộ thiên. Họ dựa vào tên ông và chữ bursa trong tiếng Latinh, có nghĩa là cái túi (đựng cổ phiếu), để đặt tên cho thị trường chứng khoán đầu tiên, mở cửa vào năm 1309 tại nhà ông Beurs gọi là hoerse (tiếng Đức), và hourse (tiếng Pháp).

Thị trường chứng khoán khó duy trì hoạt động lâu đài ở một cái làng Bruegge, lớn hơn Chắc Cà Đao hay Mù Căng Chải chút xíu. Nó đã phát triển từ Antwerpen, Amsterdam, Paris, London, Frankfurt am Main, Warsaw, rồi trở thành khổng lồ ở New York, Tokyo, Hongkong… và đến đầu thế kỷ XXI như một tất yếu, đã đến Việt Nam. Trong một tương lai gần, NYSE của New York và thị trường chứng khoán Tokyo sẽ liên minh để làm trùm chứng khoán thế giới.

Người Pháp rất có lý khi gọi chứng khoán là giá trị động sản, đối ngược với bất động sản là các loại nhà đất, ruộng, ao… Chứng khoán tạo nên vốn lưu động, vốn đầu tư giá rẻ cho doanh nghiệp niêm yết, vốn hóa thị trường, tăng minh bạch hóa, giảm phí chuyển nhượng vốn và cố gắng bảo vệ nhà đầu tư (vừa là nhà đầu cơ ngắn hạn hoặc lâu dài)… ở mức có thể. Thật ra, thị trường chứng khoán ở mức phát triển cao thì không chỉ dừng lại ở co phiếu và trái phiếu như ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, mà còn bao gồm ngoại tệ, hàng hóa, nguyên liệu, dịch vụ tài chính như mua bán kỳ hạn nhờ tham gia bán trước, phòng tránh rủi ro, chứng từ có giá, trao đổi… và chủ yếu ở thị trường chính thức tại sàn giao dịch. Sàn phi tập trung (OTC) thì thông qua máy vi tính nối mạng giữa các thành viên của thị trường chứng khoán và chủ yếu mua bán cổ phiếu các Công ty vừa và nhỏ.

Vì thế, giá cà phê, tiêu, kim loại màu… sẽ dựa vào thị trường chứng khoán London, còn thịt heo, bông vải… thì Chicago, chẳng hạn.

Kostolany đã nói rất dễ hiểu: ‘Anh có nhiều tiền, có the đầu cơ. Có ít tiền, anh đừng nên đầu cơ gì cả. Và nếu anh không có tiền thì phải “đầu cơ thôi, ai muốn ăn ngon: mua cổ phiếu, ai muốn ngủ ngon: mua trái phiếu và tiền của anh chẳng bao giờ mất, nó chỉ chạy qua túi những kẻ khác’.

Tuy nhiên, đừng có chơi chứng khoán xả láng hay vay mượn để chơi. Chứng khoán được cầm cố đang đạt 3% tổng dư nợ của các ngân hàng Việt Nam và như thế là cao lắm rồi. Chơi thì chơi, nhưng nhà đầu tư nhỏ thì rất cần mở hai mắt thật to để tránh một số nguy cơ tiềm ẩn như sau:

Cân nhắc kỹ trước khi chơi vì đã khớp lệnh và đã mua rồi, thì phải thường xuyên theo dõi báo chí và Internet, để canh chừng xem lúc nào bán được, trên thị trường chính thức. Nên tránh thị trường OTC hay thị trường ngoài luồng (kiểu sanotc hay chungkhoanotc) vì thiếu hành lang pháp lý đầy đủ cho những cách chơi này.

Đề phòng thú thuật tung hỏa mù bằng đặt lệnh, động tác giả của nhóm đầu cơ đại gia lũng đoạn tài chính, có đủ ma thuật để làm mờ mắt nhà đầu tư cá nhân thường nghiêng về cảm tính và chạy theo tâm lý đám đông. Kỹ thuật mua bán kiểu “rải đinh’, đánh trống bỏ dùi tung tin đồn thất thiệt, tin nội gián dỏm…

Có cổ phiếu bị kích giá lên khá cao trước khi niêm yết, song đến thời kỳ giao dịch chính thức sẽ bị điều chỉnh giá xuống, làm không ít nhà đầu tư mất khá bộn tiền.

Cẩn trọng với các kênh đầu tư thời thượng, kể cả việc lăng xê các cổ phiếu hàng hiệu nổi tiếng, theo dõi sát sao khi có tăng trưởng nóng, hoặc biến động nhạy cảm, hoặc khi Nhà nước áp dụng các biện pháp thanh tra, tăng cường giám sát.

Nhà đầu tư bi quan, bán tống bán tháo cổ phiếu, làm giá tụt xuống nhanh quá mức và do đó không phản ánh đúng thực trạng của các Công ty niêm yết. Nếu tình trạng tụt giá xảy ra đồng loạt ở nhiều blue chip chẳng hạn, thị trường chứng khoán có thể sụp đổ. Dĩ nhiên, lúc phất cao hay rơi dài đều có ẩn chứa cơ hội.

Không chơi chứng khoán theo kiểu đánh bạc vì thời cơ không phải lúc nào cũng nằm ở dạng đầu lư ngắn hạn.

Việc chọn Công ty quản lý chứng khoán rất quan trọng, nhất là chất lượng của các phân tích kỹ thuật: tính toán lãi suất, chỉ số tài chính, các hệ số về cơ cấu vốn, các hệ số về khả năng sinh lời.

Thủ thuật đấu giá ngày càng tinh vi, thậm chí nham hiểm.

Thông tin dùng nửa chừng. Thế là tin sai hoàn toàn, chứ thiếu một nứa sự thật là một trăm phần giả dối. Đánh giá sai một tin dùng hay đánh giá đúng một tin sai, đều đặn đến sai lầm.

Hệ số P/E hiện tại có thể mê hoặc hay đánh lừa nhà đầu tư. Điều quan trọng thật sự là hệ số P/E của thì tương lai. Logic của thị trường chứng khoán là logic tầm nhìn.

Cẩn trọng trước kỹ xảo bán cổ phiếu với giá tạo tâm lý hưng phấn. Nhiều tay mơ sẽ vào rọ và ngày thua liểng xiểng không xa.Mua cổ phiếu phải rõ ai sẽ nhận cổ tức trong năm tài chính lúc mua.

Xin lưu ý việc sắp đánh thuế thu nhập từ chứng khoán. Nếu lọt vào bảng công bố 100 người giàu nhất Việt Nam, thì phúc và họa có khi chỉ cách nhau một gang tay.

Cảnh giác chẳng bao giờ thừa, đối với các doanh nghiệp phát triển kiến bong bóng, thùng rỗng kêu to.

Giới đầu tư tài chính quốc tế thông qua đầu tư gián tiếp để ‘đánh nhanh thắng nhanh, rút gọn’, và khi thị trường nổ tung thì họ đã thu lợi lớn còn những ai gánh hậu quả thì “cuốn theo chiều gió’.

Trên đây là mấy nét chấm phá về thị trường chứng khoán ở nước ta, là ABC của mảng kinh doanh đặc biệt này, là nhập môn của nhập môn, mang màu xám của lý trí. Nhưng thị trường chứng khoán của nền kinh tế mới nổi còn chứa nhiều đặc trưng chưa hiểu hết được. Thắng thua nóng lạnh của chứng khoán còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố, có thể gộp chung và gọi là thời tiết chứng khoán.

Tinh thần mạo hiểm của nhà đầu tư cũng là yếu tố thành công hoặc nguyên nhân thất bại. Chẳng mấy ai có điều kiện và linh cảm minh triết như Bechtolsheim, khi nghe hai nhà sáng lập trẻ tuổi của Google trình bày ý tưởng kinh doanh xong, ký tặng ngay một tấm séc 100.000 USD để mua máy tính, rồi phóng xe bỏ đi. Sau này, khi Google phất lên, hiệu quả đầu tư ấy đã củng cố danh hiệu “thiên thần thung lũng Silieon’ của ông. Vì ông linh cảm và nhận định như kiểu chơi chứng khoán: ‘Tôi nghĩ rằng Google sẽ được nhiều người ưa dùng và Google sẽ hái ra tiền.’ Sequoia Capital bỏ ra 2 triệu USD để làm IPO cho Yahoo, và thu lãi 32 triệu. Ấy là chuyện của đầu tư mạo hiểm, rất gần với chứng khoán.

Trên thị trường chứng khoán, cảnh “mèo mù vớ cá rán’ thường hay xảy ra. Không nhất thiết phải đọc bài này mới khoái hay sợ chứng khoán. Có thể giấc mơ của người này, khi biến thành hiện thực, là ác mộng của người khác. Có thể suy tính rất kỹ, rất khoa học mà vẫn chuốc thất bại đắng cay, như lần rơi đài của blue chip ngành công nghệ thông tin ở miền Tây nước Mỹ, làm bốc hơi 90% trị giá chứng khoán đầu tư, sự chao đảo và sập sàn ở Đông Nam Á vào năm 1997 mới đây. Xa hơn nữa là thảm họa sụp đổ sàn chứng khoán New York, dẫn đến đại suy thoái toàn cầu vào ngày thứ hai đen tối 28/10/1929. Thị trường chứng khoán là một thị trường đầy giấc mơ và ác mộng?

0 comments:

Post a Comment